Những Tưởng Rằng Chạy Bộ Là Theo Bản Năng Và Không Cần Có Kỹ Thuật, 6 Hướng Dẫn Chạy Bộ Đúng Cách Là Làm Bạn Thấy Được Sự Khác Nhau Của Chạy Bộ Đúng Kỹ Thuật Và Chạy Bộ Thông Thường.
Ngoài những bài hướng dẫn tập thể thao ra, môn chạy bộ cũng là một môn thể thao nghệ thuật. Chính vì vậy, bạn cần chạy đúng cách và đúng kỹ thuật. Chạy đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và tốt hơn. Bên cạnh đó còn tránh được được chấn thương các cơ, tránh các hiện tương đau chân đau lưng. Chạy bộ đúng cách còn mang lại hiệu quả tốt hơn cho mục đích luyện tập của mình.
Chính vì lẽ đó, hôm nay chúng tôi sẽ đưa đến các bạn những hướng dẫn tập chạy bộ sao cho đúng cách.
Mắt nhìn thẳng
Đầu tiên, với tư thế mà ít người để ý trong qúa trình tập. Đó là phẩn cổ, đầu và hướng nhìn của mắt. Cổ bạn nên thả lỏng theo từng bước chạy sao cho thoải mái nhất. Ngoài ra, bạn nên ngẩng cao đầu tạo một sự chắc chắn. Không nên cúi đầu khi chạy tránh trường hợp bị va phải các chượng ngại vật. Mắt nhìn thẳng về hướng chạy và không nhìn xuống dưới.
Giữ tư thế đúng cách khi chạy bộ
Trong khi chạy, bạn cần để cơ thể ở một trạng thái thoải mái, thả lỏng, trọng tâm cơ thể ngả về phái trước. Nhưng không được ngả người về phía trước quá nhiều sẽ khiến khi chạy cơ thể bạn không dược cân đối. Và lưu ý lưng bạn vẫn luôn được giữ thẳng. Đặc biệt hai vai cần được thả lỏng và vung vẩy nhẹ nhàng theo từng bước chạy.
Và một điều không thể quên là bạn nên kiểm soát hơi thở của mình sao cho nhịp nhàng với lúc chạy. Bạn có thể thở cả bằng mũi và miệng để cung cấp một lượng oxy đầy đủ cho cơ thể. Bạn cần thở nhẹ nhàng hòa hợp với từng bước chạy để không mất quá nhiều sức.
Tư thế chạy bộ đúng cách để tay ngang thắt lưng
Hầu hết mọi người không để ý đến tư thế của tay khi chạy. Các bạn thường đánh quá cao hoặc vung vẩy ở dưới phần hông. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy nhanh mệt hơn. Và bạn không nên đánh tay quá nhanh, bạn chỉ nên đánh tay nhịp nhàng theo từng bước chạy. Vì thế bạn để tay không nên quá cao mà chỉ nên giữ tay ở mức ngang thắt lưng và gập tay khoảng 90 độ, như vậy sẽ giúp bạn ít bị mất sức hơn.
Thả lỏng tay
Đối với 2 cánh tay khi chạy, bạn nên thả lỏng các cơ cánh tay và thoải mái khi chạy. Bạn không nên gồng các cơ tay khi chạy tạo sự căng thẳng và nhanh chóng bị mỏi. Khiến bạn bị mất sức nhanh hơn. Ngoài ra, bạn nên vung vẩy tay theo từng bước chạy sao cho nhẹ nhàng nhất có thể. Đặc biệt là phần tiếp xúc của cánh tay với vai, bạn cần có một sự thoải mái nhất định. Điều đó, sẽ làm cho những bước chạy của bạn dễ dàng hơn và tránh bị đau các cơ ở tay
Cách chạy đúng cách khi tiếp đất
Mỗi bước chạy của ta cần có một độ bền nhất định. Khi tiếp đất, bạn cần có sự nhẹ nhàng nhất có thể để tránh sự va chạm mạnh với đất. Bạn không nên tiếp xúc với mặt đất bằng mũi chân hay gót chân. Bởi lẽ điều đó sẽ khiến các cơ bắp chân bị cứng và đau. Làm cho quá trình chạy bộ của bạn bị ảnh hưởng. Còn nếu bạn tiếp xúc bằng gót chân thì bạn sẽ phải sải bước dài hơn với năng lưucj của mình. Điều đó sẽ làm bạn bị thương.
Đúng kỹ thuật là khi bạn tiếp đất bằng phần giữa bàn chân và miết xuống phần mũi bàn chân để giảm sự tác động mạnh, tránh các chấn thương. Và đặc biệt, giúp bạn chạy thoải mái và dễ chịu hơn.
Để sải bước chân ngắn khi chạy
Nhiều người thường nghĩ rằng việc bước sải chân dài sẽ giúp bài tập được nhanh hơn, hiệu quả đạt đươc sẽ cao hơn. Nhưng thực tế là không phải như vậy. Việc bước sải chân quá dài sẽ khiến các cơ chân chịu sự tác động mạnh gây đau cơ. Bạn nên bước sải chân vừa tầm với sức bật của bạn, không nên quá sức. Sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong quá trình tập. Hạn chế được những chấn thương trong quá trình chạy bộ. Việc sải bước chân ngắn sẽ tạo tiền đề cho sự bền trong quá trình luyện tập.
Theo bài viết tập chạy bộ