Chắc Chắn Trong Chúng Ta Ai Cũng Biết Đến Chạy Bộ, Hướng Dẫn Cách Chạy Bộ Đúng Kỹ Thuật Sẽ Giúp Cho Bạn Tập Chạy Bộ Được Hiểu Quả Hơn Và Đạt Được Mục Tiêu Nhanh Hơn.
Ngoài các bài hướng dẫn tập thể thao khác chúng ta kết hợp với chạy bộ để có một sức khỏe tốt hơn, hoặc có những người chạy bộ để tăng sức bền hoặc giảm cân. Chạy bộ giúp cho cơ thể chúng ta trở nên linh động và hoạt bát hơn. Chạy bộ là một môn thể thao không mất quá nhiều sức lực như các bài vận động khác. Là sự lựa chọn của nhiều người. Từ những người còn trẻ tuổi đến những người đã có tuổi, họ đều lựa chọn chạy bộ để rèn luyện sức khỏe hay phục vụ một mục đích nào đó.
Các bạn chắc hẳn ai cũng nghĩ chạy bộ đơn thuần là chạy theo bản năng và sức lực của mình. Nhưng thật ra chạy bộ cần có kỹ thuật của nó. Kỹ thuật trong chạy bộ nhằm không gây những tác động xấu đến các cơ quan khác và tạo khả năng đạt được mục đích nhanh hơn. Từ đó ta có thể thấy trong chạy bộ cũng cần những kỹ thuật riêng của nó. Không phải ai trong chúng ta cũng biết và hiểu được những kĩ thuật trong chạy bộ. làm giảm đi hiệu quả của nó và gây đau các cơ. Và đặc biệt là sự tác động xấu đến cơ chân. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra những bài hướng dẫn tập chạy bộ chi tiết trong cách chạy bộ sao cho đúng kỹ thuật.
Điều đầu tiên mà không nhiều người quan tâm đến đó chính là trang phục cho chạy bộ. Để có các động tác chạy bộ đúng kỹ thuật được thì trước tiên ta cần phải có những bộ trang phục và giầy sao cho phù hợp nhất. Bạn cần chọn những bộ trang phục mềm mại và co dãn tốt. Đặc biệt là dễ thấm mồ hôi và thoáng mát. Khuyến khích các bạn mặc quần đùi và áo ba lỗ để quá trình chạy diễn ra dễ dàng hơn. Thêm vào đó, bạn cần có đôi giầy dễ chịu và vừa vặn nhất.
Có thể nói, lỗi mà những người chạy bộ hay mắc phải nhiều nhất đó chính là dùng quá nhiều sức. Có thể bạn nghĩ dùng nhiều sức sẽ làm tăng hiệu quả và đạt đươc hiệu quả nhanh hơn, hoặc bạn cho rằng dùng sức nhiều sẽ làm cho cơ thể giải tỏa được tốt hơn. Nhưng đó đều là những ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bạn nên chạy vừa sức của mình, để bạn cảm thấy sự thoải mái nhất trong quá trình tập. Hơn thế nữa, tránh các tình trạng căng cơ, căng đầu gối và đau bàn chân.
Tiếp đó, lỗi các bạn cần tránh đó chính là sải chân quá dài và tiếp đất quá mạnh. Việc bước sải chân quá dài sẽ khiến các cơ chân chịu sự tác động mạnh gây đau cơ. Bạn nên bước sải chân vừa tầm với sức bật của bạn, không nên quá sức. Sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong quá trình tập. Và bạn nên tiếp đất nhẹ nhàng và theo nhịp điệu. Tránh tiếp đất mạnh gây ảnh hưởng đến bàn chân và cơ thể. Nếu tiếp đất mạnh nhiều lần, bạn sẽ bị đau chân và không thể tiếp tục chạy. Đặt chân nhẹ nhàng và dồn trọng lượng cơ thể ra sau vào gót chân. Hãy tưởng tượng bàn chân bạn đang nhẹ nhàng lướt trên mặt đất thay vì đặt hẳn bàn chân xuống đất.
Lưu ý kế tiếp cho bạn chính là cơ đùi trước của bạn. Cơ đùi trước của bạn giúp bạn đổ người về phía trước. Chính vì vậy, bạn cần tạo một sự chắc chắn trên cơ đùi của bạn. Không nên chạy qua mạnh tránh tác động đến cơ đùi trước này. Tiếp theo, bạn nên chú ý đến phần hông và eo. Hai bộ phận này cần được giữ nguyên, không đánh mạnh. Việc giữ hông và eo này giúp giảm nguy cơ đau lưng. Giữ lưng thẳng và thả lỏng.
Có thể bạn chưa biết, trong quá trình chạy bộ bạn nên giữ lưng thẳng đồng thời hóp eo lại. Tránh tình trạng gù lưung và cúi đầu khi chạy, bạn hãy tạo cảm giác thoải mái cho cổ để tránh đau cổ. Rất nguy hiểm đến sự vận động của cột sống. Lưng thẳng khi chạy giúp cột sống được vận động nhẹ nhàng hơn. Khi chạy phần ngực, cánh tay, đầu và vai cũng rất quan trọng. Vai của bạn cần được thả lỏng và vung vẩy nhẹ nhàng theo bước chạy. Gập khuỷu tay và dùng vai đánh tay nhẹ nhàng. Bạn có thể nắm tay hoặc thả lỏng bàn tay sao cho phù hợp nhất.
Theo bài viết tập chạy bộ